Bo dung cu kiem tra bentonite
Bo dung cu kiem tra bentonite
Bộ dụng cụ kiểm tra bentonite
Model: NA-1
Xuất xứ: Trung Quốc
Bộ thí nghiệm bao gồm:
1. Cân tỷ trọng
- Dải đo từ 0,96 đến 3 g / cm3.
- Độ chính xác 0.0l g / cm3.
- Kích thước : 500 ( L ) x 100 ( W ) x 100 ( H ) mm
2. Ca nhựa có chia vạch
3. Phễu đo độ nhớt và bình chứa
- Phễu côn 1500ml
- Bình chứa
4. Dụng cụ đo hàm lượng cát
- Phễu nhựa có lưới rây
- Ống thủy tinh chia vạch
Toàn bộ dụng cụ được đặt trong vali nhôm sang trọng, an tâm khi mang đi thí nghiệm tại công trình.
Price: 2.950.000 VND Print
(Excluded VAT invoice)
Bộ dụng cụ kiểm tra Bentonite / Bộ dụng cụ thí nghiệm Betonite
1. Khái niệm:
Bentonite là gì?
Bentonite là loại khoáng sét tự nhiên, thuộc nhóm smectit gồm montmorilomit và một số khoáng khác. Bentonite có các tính chất đặc trưng là trương nở, kết dính, hấp phụ, trơ, nhớt và dẻo.
Dung dịch bentonite?
Dung dịch bentonite (bentonite fluid) gồm nước sạch, bentonite và các hóa chất khác có khả năng tạo màng cách nước giữa thành hố khoan và đất xung quanh đồng thời giữ ổn định thành hố khoan.
2. Tiêu chuẩn:
Các chỉ tiêu thí nghiệm bentonite theo tiêu chuẩn TCVN 11893:2017 (bentonite - Test methods)
Yêu cầu thiết bị đo:
- Đo độ pH: Thiết bị đo pH độ chính xác 0,5
- Cân bùn xác định tỷ trọng: Tỷ trọng của nước ở 25 độ C là 1g/cm3
- Phễu đo độ nhớt dung dịch: Có các loại phễu 1500/946; 700/500; 500/500
- Lực kế cắt tĩnh: Đo ứng suất trượt
- Ống thủy tinh đo hàm lượng cát: Có chia vạch %
3. Phương pháp xác định khối lượng riêng (Tỷ trọng của dung dịch bentonite):
Khối lượng của một thể tích không đổi dung dịch bentonite được đánh giá thông qua việc di chuyển của một quả cân di động dọc theo một thang chia đọ tăng dần trên cán cân của dung cụ cân tỷ trọng.
Tạo áp lực lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài để chống sạt lở thành. Giá trị > dung trọng nước ngầm tại vị trí thi công, nhưng không quá lớn sẽ gây khó khăn cho công tắc đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
Yêu cầu tỷ trọng của dung dịch là: 1.03 - 1.035 g/cm3
Các dụng cụ thí nghiệm:
- Hộp cân
- Quả cân
- Thang đo
- Bầu chứa betonite
- Nắp đậy
Các bước thực hiện:
1. Rót dung dịch bentonite vào vừa đầy bầu chứa
2. Đậy nắp nhẹ nhàng để bentonite tràn ra, dùng khăn lau sạch phần dung dịch tràn ra ngoài
3. Đặt cân vào vị trí cân
4. Điều chỉnh quả cân trên thang đo cho đến khi cân thăng bằng nằm ngang
5. Đọc chỉ số đo và ghi sổ
4. Đo độ nhớt - độ linh động của dung dịch:
Các dụng cụ thí nghiệm:
- Phễu côn 1500ml/946 hoặc 700/500
- Đồng hồ bấm giây
- Ca chia vạch 1000ml (946ml)
- Ca chưa dung dịch
- Thời gian đếm được chính là độ nhớt (s)
Các bước thực hiện:
1. Lắp đặt thiết bị như hình bên
2. Bịt ngón tay bên dưới phễu, rót vào phễu đến vạch 700 ml hoặc 1500ml
3. Thả ngón tay và bấm giờ đến khi bentonite ở ca đạt 500 ml khi phễu chứa 700ml và 946ml khi phễu chứa 1500ml
5. Đo hàm lượng cát:
Hàm lượng cát (đất) có trong dung dịch do bị lẫn vào trong quá trình đào, khoan cọc. Nếu hàm lượng lớn (hơn quy định) thì lượng cát lắng xuống nhiều làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nền ở mũi cọc và chất lượng bê tông thân cọc.
Các dụng cụ thí nghiệm:
- Phễu côn, Lưới rây
- Hộp chứa thiết bị
- Bình đo bằng thủy tinh
- Bình nước sạch
Các bước thực hiện:
1. Đảo đều mẫu dung dịch bentonite
2. Đổ dung dịch bentonite vào bình đến vạch quy định
3. Đổ thêm nước sạch đến vạch quy định
4. Lắc đều bình đo và đổ qua lưới rây
5. Lật ngược rây, dùng nước sạch chuyển hết cát trên rây vào bình đo qua phễu
6. Đọc chỉ số thang đo và ghi sổ
6. Đo độ pH của dung dịch:
Độ pH ảnh hưởng đến các phản ứng thủy hóa trong bê tông khi bê tông được rót xuống và tiếp xúc với dung dịch bentonite - có nghĩa ảnh hưởng đến chất lượng bê tông thân cọc.
Các dụng cụ thí nghiệm:
- Đối chiếu thang màu pH
Các bước thực hiện:
1. Nhúng giấy quỳ vào dung dịch bentonite
2. Sau vài giây thì lấy ra
3. Chờ thêm vài giây cho giấy quỳ đổi màu
4. Đối chiếu thang chỉ thị màu
5. Kết luận và ghi sổ
Other Products